Cảng Chân Mây hình thành sau so với hầu hết các cảng trong khu vực và phảichịu áp lực cạnh tranh trực tiếp từ các cảng: Sông Hàn, Tiên Sa, Kỳ Hà, Thuận An, Cửa Việt, Hòn La, Vũng Áng. Mặt khác, các mặt hàng thông qua cảng chủ yếu là nguyên vật liệu, khoáng sản… chưa có những mặt hàng gia công hoặc mang tính chất thương mại cao. Cảng Chân Mây còn có vùng hậu phương cảng rộng lớn: Bao gồm các tỉnh, thành đang trên đà phát triển như: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình… đặc biệt là các nước, vùng, miền trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây với nguồn hàng tiềm năng lớn, đa dạng về chủng loại. Có địa hình thuận lợi: là cảng nước sâu với luồng tự nhiên -12,5m, có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn đến 50.000 DWT. Có vị trí địa lý: Thuận tiện giao thông; thuộc khu vực có nhiều nguồn hàng xuất khẩu và nhiều khu du lịch nổi tiếng.
Quá trình hình thành và phát triển
- 25/3/2001: Khởi công xây dựng Bến số 1 Cảng Chân Mây.
- 19/5/2003: Bến số 1 xây dựng hoàn tất.
- Ngày 07/12/2006: Chuyển đổi Ban Quản lý dự án Chân Mây thành Cảng Chân Mây hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ.
- 12/01/2007: Chuyển giao Cảng Chân Mây cho Tập đoàn Tàu Thủy Việt Nam.
- 28/09/2007: Thành lập Công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây.
- Ngày 17/10/2014: Theo Quyết định số 3932/QĐ-BGTVT, Công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây được chuyển đổi thành CTCP Cảng Chân Mây
- Ngày 26/06/2015: CTCP Cảng Chân Mây bắt đầu đi vào hoạt động dưới hình thức CTCP
- Ngày 25/09/2015: Hoàn thành thủ tục đăng ký công ty đại chúng
- Ngày 19/01/2016: Cổ phiếu công ty được chấp thuận đăng ký giao dịch lần đầu trên UPCoM với mã chứng khoán CMP
- Ngày 15/02/2016: Ngày giao dịch đầu tiên của CMP trên UPCoM với giá đóng cửa cuối phiên là 10,300 đồng/CP
Ngành nghề kinh doanh chính
- Dịch vụ cảng biển (bốc xếp hàng hóa);
- Dịch vụ lai dắt tàu biển;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Dịch vụ cung ứng nhiên liệu ( xăng, dầu, điện, nước ngọt…);
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.