GRDP (Gross Regional Domestic Product) là sản lượng kinh tế (giá trị tăng thêm) của một vùng, khu vực trong một quốc gia tính theo giá trị thị trường trong khoảng thời gian (thường là một năm). Chỉ số GRDP đo lường mức độ phát triển kinh tế của một vùng, khu vực trong quốc gia và được sử dụng để so sánh sự phát triển kinh tế giữa các vùng khác nhau. GRDP bao gồm các hoạt động sản xuất và dịch vụ như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch, vận tải, tài chính, y tế, giáo dục, v.v.
(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.
Sau sáp nhập, quy mô kinh tế của các địa phương có sự thay đổi khá lớn. Trong đó, GRDP của TPHCM gấp đôi Hà Nội, chiếm khoảng 24% GDP cả nước và đóng góp hơn 26% vào ngân sách quốc gia. Phú Thọ sau khi hợp nhất 3 tỉnh có chỉ số rất ấn tượng.
Nam Định là cái nôi của ngành dệt may Việt Nam. Tỉnh không ngừng tái cấu trúc nền kinh tế để trở thành một trong những trung tâm phát triển quan trọng của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
Việc dự kiến sáp nhập TP. HCM cùng với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ mở đường cho sự ra đời của một siêu đô thị hiện đại với diện tích gấp hơn 3 lần trước đó và quy mô gần 14 triệu dân.
Trước sức ép của cơn bão mang tên thuế đối ứng, các doanh nghiệp thừa nhận rằng tính tự cường, năng lực tự đàn hồi của nhiều ngành hàng xuất khẩu lớn như giày da, thủy sản, gỗ, hàng điện tử… đều rất yếu kém.