Khớp lệnh là gì?
Mức giá dùng để giao dịch khi khớp lệnh sẽ được gọi là giá khớp lệnh. Mức giá này sẽ được công khai trên bảng giao dịch điện tử để giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát thông tin giao dịch của mình.
Nguyên tắc khớp lệnh
Hệ thống giao dịch chứng khoán sẽ thực hiện việc so khớp lệnh giữa các giao dịch theo trình tự ưu tiên sau đây:
- Ưu tiên về giá
- Lệnh MUA với giá cao hơn sẽ được thực hiện trước.
- Lệnh BÁN với giá THẤP hơn sẽ được thực hiện trước.
Các loại khớp lệnh
Hiện nay trên thị trường chứng khoán có 2 phương thức giao dịch chính là thỏa thuận và khớp lệnh. Trong đó, phương thức giao dịch bằng khớp lệnh được chia thành 2 loại là khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
Dưới đây là bảng so sánh các phương thức giao dịch chứng khoán:
Khớp lệnh định kỳ | Khớp lệnh liên tục | Khớp lệnh thỏa thuận | |
Định nghĩa | Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở đối sánh lệnh mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định để tìm ra mức giá khớp lệnh mà tại thời điểm đó khối lượng giao dịch là lớn nhất. | Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở đối sánh lệnh mua và bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống. | Là phương thức giao dịch mà bên bán và bên mua tự thỏa thuận với nhau về giá, khối lượng cổ phiếu và hình thức thanh toán. |
Loại chứng khoán | cổ phiếu, chứng chỉ quỹ | Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ | Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu |
Giá khớp lệnh | - Giá khớp lệnh là giá mà tại đó khối lượng giao dịch toàn thị trường là lớn nhất - Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mục nêu trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn | - Giá khớp lệnh sẽ được xác định liên tục chứ không rơi vào một thời điểm nhất định. - Giá khớp lệnh liên tục sẽ được xác định theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian. | - Giá khớp lệnh sẽ do bên mua và bên bán tự thỏa thuận - Giá thoả thuận phải nằm trong biên độ dao động giá của ngày giao dịch đó |
Các loại lệnh giao dịch | - Lệnh giới hạn (LO): Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh này sẽ có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch đó hoặc khi lệnh bị hủy. - Lệnh ATO/ ATC: Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mở/ đóng cửa. Lệnh này sẽ được nhập vào hệ thống trong thời gian giao dịch dùng để xác định giá mở/đóng cửa và sẽ tự động bị hủy sau thời điểm xác định giá mở/đóng cửa. | - Lệnh giới hạn (LO): Áp dụng theo nguyên tắc khớp lệnh chung - Lệnh thị trường (MP): Là lệnh mua/bán tại mức giá thấp nhất/cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh này chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian khớp lệnh liên tục và hiện vẫn chưa được áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. | - Lệnh quảng cáo chào mua/ chào bán thỏa thuận thông qua các công ty chứng khoán. |
Khung giờ khớp lệnh | Khớp lệnh định kỳ chỉ áp dụng tại các khung giờ cố định (Ví dụ: tại sàn Hose, khớp lệnh định kỳ sẽ diễn ra vào hai khung giờ là 9h-9h15 và 14h30-14h45). | Khung giờ khớp lệnh liên tục sẽ được quy định tùy theo từng sàn giao dịch khác nhau (Ví dụ: sàn Hose thời gian khớp lệnh liên tục sẽ là 9h15-11h30 và 13h-14h30, tại HNX là 9h-11h30 và 13h-14h30 còn tại UPCoM là suốt phiên trừ giờ nghỉ trưa). | Lệnh giao dịch thỏa thuận được thực hiện suốt phiên trong ngày, trừ giờ nghỉ trưa. |
Quyền hủy, sửa lệnh của nhà đầu tư | Nhà đầu tư không thể hủy hay sửa lệnh trong thời gian khớp lệnh định kỳ | Nhà đầu tư được hủy, sửa lệnh trong thời gian khớp lệnh liên tục | Lệnh giao dịch thỏa thuận không được phép huỷ sau khi đã đặt. |