Dòng vốn đầu tư toàn cầu ghi nhận trạng thái tích cực từ các tài sản chính rủi ro trong tháng 10. Trong đó, dòng vốn vào quỹ cổ phiếu ở thị trường phát triển ở trạng thái bứt phá còn dòng vốn vào các thị trường đang phát triển gần như đi ngang. Sự kiện bầu cử Mỹ khiến cho dòng vốn đầu tư bị thu hút vào thị trường này và khả năng USD mạnh lên khiến cho triển vọng của các thị trường đang phát triển dường như kém hấp dẫn hơn. Chung với xu hướng này, tại Việt Nam, các quỹ chủ động quay lại rút ròng mạnh trong tháng 10. • Số liệu vĩ mô tháng 10 của Việt Nam cho thấy những điểm tích cực đến từ giải ngân FDI và xuất khẩu trong khi tiêu dùng trong nước vẫn chưa cho thấy xu hướng hồi phục rõ ràng. Tăng trưởng GDP cả năm vẫn được kỳ vọng có khả năng vượt mục tiêu của Chính phủ nhưng trong ngắn hạn áp lực lên tỷ giá vẫn còn. • KQKD các DNNY trong Q3/2024 cho thấy xu hướng phục hồi lợi nhuận lan tỏa ở nhiều lĩnh vực, với nhiều ngành đạt mức tăng trưởng cao trên 30%. • Thị trường trong tháng 11 dự kiến vẫn còn biến động. Tuy nhiên định giá thị trường đang trở về mức hấp dẫn hơn trong bối cảnh lợi nhuận DNNY tiếp tục xu hướng hồi phục. Việc triển khai pre-funding hỗ trợ thị trường nâng hạng đang tiếp tục được thực hiện là những hỗ trợ tích cực về dài hạn cho thị trường. • Chiến lược: Tập trung vào các công ty có lợi nhuận tăng trưởng mạnh, vì đây vẫn được kỳ vọng là yếu tố chính dẫn dắt giá cổ phiếu trong năm 2024 và 2025. Dệt may, Thủy sản (cá tra), Cảng & Vận tải biển là các ngành có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và chính sách thương mại mới của Mỹ. Trong khi cần phải tiếp tục theo dõi những biến động chính sách từ Mỹ, lãi suất và biến động tỷ giá là 2 yếu tố vĩ mô trong nước cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình quản lý rủi ro.