Hoạt động đầu tư và bán lẻ diễn ra sôi động trong tháng 11 đúng như kỳ vọng. Cả đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều tăng trưởng tích cực. Cùng với đó, hoạt động bán lẻ cũng có dấu hiệu cải thiện nhờ sự phục hồi của ngành du lịch, với lượng khách quốc tế tăng lên hơn 1.7 triệu lượt. Sự cải cách về mặt thể chế cùng với mục tiêu định hướng trong việc đa dạng hóa, làm phong phú thêm mối quan hệ với nhiều quốc gia, khu vực hơn nữa của Chính phủ sẽ là những yếu tố chính thúc đẩy cho hoạt động thương mại, đầu tư trong thời gian sắp tới và cho sự tăng trưởng trong dài hạn của đất nước. Hoạt động sản xuất tiếp tục tăng trưởng sau khi hồi phục hoàn toàn từ tác động của bão Yagi hồi tháng 9. Tuy nhiên, xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu suy yếu trong giai đoạn cuối năm, phản ánh một số áp lực từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, PHS vẫn cho rằng hoạt động kinh tế của Việt Nam vẫn đang được trợ lực từ cả các yếu tố bên ngoài lẫn trong nước. Điều này sẽ là yếu tố dẫn dắt cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao trong Quý 4 trên 6.8% và cả năm 2024 trên 7%, tạo tiền đề tốt trong các năm tiếp theo