Để đón đầu các cơ hội phát triển thị trường mới cũng như các thử thách trong ngành,Công ty có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong những năm tới nhằm nâng cao năng lực kinh doanh và cải tiến công nghệ sản xuất để có thể đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng, trong đó vẫn chú trọng vào lĩnh vực mũi nhọn là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, thương mại. Bên cạnh đó,Công ty cũng sẽ tiến hành mở rộng ngành nghề kinh doanh tới các lĩnh vực mới như hàng tiêu dùng, hàng điện máy và kinh doanh địa ốc, văn phòng, khách sạn….
Lịch sử hình thành:
- Tiền thân Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng là Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Dệt May Đà Nẵng (Doanh nghiệp Nhà nước). Công ty thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số 142/2004/QĐ-BCN ngày 23/11/2004 của Bộ Công Nghiệp chuyển sang loại hình công ty cổ phần.
- Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000715 ngày 8/8/2005 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp,với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Tháng 12/2006, Công ty thực hiện phát hành 10 tỷ mệnh giá cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng theo nghị quyết ĐHĐCĐ lần 2 ngày 07/09/2006
- Ngày 01/07/2008, Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May Đà Nẵng đổi tên thành Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng.
- Ngày 31/03/2010, Công ty CP Vinatex Đà Nẵng chính thức đưa cồ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán Upcom với mã chứng khoán là VDN. Tồng số lượng niêm yết là 2.000.000 CP, mệnh giá 10 nghìn đồng. Mục đích đưa cô phiếu lên sàn giao dịch nhằm tăng vốn điều lệ tái đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản xuất.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, hàng thêu đan, hàng áo len xuất khẩu, và tiêu thụ nội địa.
- Kinh doanh nguyên, phụ liệu, thiết bị phụ tùng ngành dệt, may, thiết bị điện - điện lạnh; kinh doanh thiết bị, hàng tiêu dùng
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: Phụ liệu, phụ tùng hoá chất thuốc nhuộm các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may, máy móc thiệt bị dệt may; kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, ô tô xe máy, máy điều hoà không khí, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác
- Sản xuất, mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng và cho thuê các loại vật tư, linh kiện, phụ tùng, máy móc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi
- Kinh doanh các loại hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm)
- Kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng, Dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí; Thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may và xây dựng dân dụng, hệ thống điện lạnh, kinh doanh thương mại tổng hợp
- Kinh doanh địa ốc; Văn phòng cho thuê; Khu phức hợp thương mại và các ngành nghề khác Pháp luật không cấm.