Việt Tiến có thể coi là doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam. Suốt 8 năm liền, Tổng CTCP May Việt Tiến liên tục đoạt giải "Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may và da giày Việt Nam". Việt Tiến cũng là doanh nghiệp thành công nhất trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, nhiều năm qua, Tổng công ty đã thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước. Bên cạnh việc xây dựng chuỗi cửa hàng, đại lý đọc quyền sản phẩm may của mình, Việt Tiến còn phối hợp với các cửa hàng dệt may khác cùng phân phối các sản phẩm may mặc Việt Nam đến tay người tiêu dùng bình dân một cách rộng rãi hơn.
Lịch sử hình thành và phát triển:
- Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2¬¬¬ với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.
- Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.
- Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
- Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991)
- Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ.
- Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời.
- Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
- Ngày 13/02/2007, Bộ Công Nghiệp ban hành Quyết định số 544/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa TCT May Việt Tiến
- Ngày 02/01/2008, Tổng Công ty May Việt Tiến chính thức đi vào hoạt động CTCP với vốn điều lệ là 230 tỷ đồng
- Năm 2011, Tổng Công ty tăng VĐL lên 280 tỷ đồng
- Ngày 03/03/2016, Cổ phiếu công ty được chấp thuận đăng ký giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán là VGG
- Ngày 10/03/2016, Ngày giao dịch đầu tiên của VGG trên UPCoM
Ngành nghề kinh doanh chính
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may các loại
- Sản xuất, kinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc, phụ tùng và các thiết bị ngành dệt may và bao bì.
- Dịch vụ giặt, in, thêu và đào tạo cắt may công nghiệp.
- Sản xuất, kinh doanh thiết bị điện lạnh dân dụng và công nghiệp, thiết bị điện, âm thanh và ánh sáng.
- Kinh doanh máy bơm gia dụng và công nghiệp.
- Đầu tư, xây dựng kinh doanh BĐS.