Các thành phần trong báo cáo P&L
Các thành phần trong một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L) thường bao gồm:
- Doanh thu: Tổng số tiền thu được từ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.
- Giá vốn hàng bán: Chi phí để sản xuất hoặc cung cấp hàng hoặc dịch vụ đã bán.
- Lợi nhuận gộp: Doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán.
- Chi phí hoạt động: Chi phí để vận hành doanh nghiệp, bao gồm chi phí nhân viên, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị, chi phí nghiên cứu và phát triển và các khoản chi phí khác.
- Lợi nhuận hoạt động: Lợi nhuận gộp trừ đi chi phí hoạt động.
- Chi phí tài chính: Chi phí liên quan đến việc vay vốn hoặc quản lý tài sản.
- Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận hoạt động trừ đi chi phí tài chính.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế được tính dựa trên lợi nhuận trước thuế.
- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh chúng ta thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và đồng thời nhìn được khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp đang tăng hay giảm? Điều này bị ảnh hưởng bởi ngành nghề cốt lõi của doanh nghiệp hay là các yếu tố phụ trợ khác.
- Nguyên nhân lợi nhuận doanh nghiệp tăng là gì? (Tốc độ tăng trưởng của doanh thu Chi phí hoặc ngược lại hay tốc độ giảm của doanh thu < Tốc độ giảm của chi phí)
- Nguyên nhân lợi nhuận doanh nghiệp giảm là gì? (Tốc độ tăng doanh thu < Tốc độ tăng chi phí hay Tốc độ giảm doanh thu Tốc độ giảm chi phí)
- Các chỉ số này so sánh với cùng kỳ như thế nào? Có thể lý giải các thay đổi này ra sao?
Ví dụ: theo báo cáo hoạt động kinh doanh của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) trong Q2/21 có thể thấy:
Lợi nhuận sau thuế Q2/2021 giảm 7.2% so với cùng kỳ Q2/2020. Điều này bị tác động bởi các yếu tố:
- Doanh nghiệp có sự tăng trưởng về doanh thu (1.4%) nhưng lại chậm hơn so với sự tăng trưởng của giá vốn hàng bán (6%) - làm cho lợi nhuận gộp giảm (4%).
- Dòng thu nhập (không phải từ hoạt động kinh doanh chính) đều sụt giảm: thu nhập tài chính (12.7%) và thu nhập khác (7.2%) và đồng thời, chi phí liên quan tới doanh nghiệp đều gia tăng.
Chỉ số khả quan nổi bật có thể thấy trong Q2/21: Sự tăng trưởng doanh thu của VNM vẫn liên tục kéo dài qua các Quý. Đó là tín hiệu đáng mừng trong thời kỳ Covid-19 hiện nay.
Chỉ số tiêu cực nổi bật có thể thấy trong Q2/21: Sự gia tăng của các chi phí (Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng) đã làm sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, cần phải xem xét khâu quản trị của doanh nghiệp để hạn chế tình trạng này kéo dài.
Chúng ta cũng có thể làm tương tự so sánh với Q1/21, nhìn chung so với Q1/21 các chỉ số hoạt động kinh doanh của công ty trong Q2/21 có nhiều chuyển biến tích cực như: lợi nhuận sau thuế tăng, doanh thu tăng, giá vốn hàng bán giảm…
Các chỉ số có thể tính để đánh giá từ báo cáo P&L
Trong quá trình phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư và chuyên gia thường sử dụng một số chỉ số để đánh giá sức khỏe tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số chỉ số quan trọng mà bạn có thể tính toán từ báo cáo P&L:
- Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
- Gross Profit Margin - Tỷ suất lợi nhuận gộp: Chỉ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp để kiểm soát chi phí sản xuất. Gross Profit Margin được tính bằng cách chia lợi nhuận gộp cho doanh số bán hàng.
- Operating Profit Margin - Tỷ suất lợi nhuận hoạt động: Chỉ số này cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí hoạt động. Operating Profit Margin được tính bằng cách chia lợi nhuận hoạt động cho doanh số bán hàng.
- Net Profit Margin - Tỷ suất lợi nhuận ròng: Chỉ số này đo lường lợi nhuận thu được từ mỗi đồng doanh thu bán hàng. Net Profit Margin được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho doanh số bán hàng.
Các chỉ số này có thể cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về hiệu quả kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư hoặc giữ chân đầu tư của