Bộ chỉ số lành mạnh tài chính

Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators: FSIs) dùng để đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia, có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận chính xác thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia cũng như toàn cầu, đồng thời có vai trò lớn trong việc dự đoán,cảnh báo sớm và hoạch định chính sách, đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý nhằm hạn chế những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng tài chính. Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó:
  1. 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và13 chỉ số khuyến khích);
  2. 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức tài chính khác;
  3. 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức phi tài chính;
  4. 2 chỉ số phản ánh tài chính của khu vực hộ gia đình;
  5. 2 chỉ số phản ánh tình hình thanh khoản của thị trường;
  6. 4 chỉ số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lĩnh vực tài chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ luật thị trường, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã xây dựng và phổ biến bộ chỉ số này.

(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.