Chứng quyền có bảo đảm là gì?
NĐT mua CW có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn. NĐT giữ chứng quyền đến đáo hạn sẽ được nhận lãi chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của CW.
Trong đó:
- Giá thanh toán chứng quyền: TB giá 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn của CKCS
- Giá thực hiện của CW: giá xác định trước tại thời điểm mua CW và không đổi theo thời gian.
Chứng quyền có bảo đảm gồm 2 loại:
- Chứng quyền mua (đang triển khai): Giá trị của chứng quyền mua thường tăng khi giá trị của tài sản cơ sở tăng. Tức là kiếm lời theo chiều tăng của chứng khoán cơ sở.
- Chứng quyền bán (chưa triển khai): Giá trị của chứng quyền bán thường tăng khi giá trị của tài sản cơ sở giảm. Hiểu đơn giản là kiếm lời theo chiều giảm của chứng khoán cơ sở.
Sau khi được phát hành, chứng quyền sẽ được niêm yết và giao dịch như một loại cổ phiếu thông thường trên sàn giao dịch HoSE. Và sẽ được đảm bảo thanh khoản ổn định bởi người tạo lập thị trường là công ty phát hành.
Giao dịch chứng quyền là gì?
Chứng quyền có bảo đảm có phương thức giao dịch tương tự cổ phiếu thông thường. Nhà đầu tư có thể mua trên thị trường sơ cấp (đăng ký mua tại các công ty, tổ chức phát hành) hoặc thứ cấp (mua trên các sàn giao dịch từ các nhà đầu tư khác).
Tại thị trường thứ cấp, chứng quyền được giao dịch bằng chính tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên sàn. Một chứng quyền giao dịch dựa trên biên độ giao động giá với đơn vị yết giá là 10 đồng. Tuy nhiên, mức giá sàn/trần được tính dựa trên giá chứng khoán cơ sở theo công thức sau:
Giá sàn/trần chứng quyền = Giá tham chiếu chứng quyền -/+ Biên độ giao động giá chứng khoán cơ sở/Tỷ lệ chuyển đổi
Lưu ý: Mức giá sàn của chứng quyền tối thiểu là 10 đồng.
Ví dụ:
Giá CKCS 100.000 đồng, biên độ dao động 7%. Giá tham chiếu CW là 5.000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 2:1
- Giá trần CW = 5.000 + (100.000*7%)/2 = 8.500 đồng
- Giá sàn CW = 5,000 – (100.000*7%)/2 = 1.500 đồng
Đặc điểm của chứng quyền có bảo đảm
Chứng quyền có rất nhiều ưu điểm nổi bật nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư.
- Phòng ngừa rủi ro: Giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hợp đồng phái sinh. Ví dụ: Đang nắm giữ vị thế bán VN30, có thể mua chứng quyền có bảo đảm của một mã tỷ trọng lớn trong VN30 để giảm thiểu rủi ro khi cổ phiếu này trong VN30 tăng giá khiến vị thế bán VN30 bị lỗ.
- Đòn bẩy cao: Chứng quyền dựa trên biến động giá của chứng khoán cơ sở và được giao dịch tương tự. Thay vì bỏ toàn bộ vốn để mua toàn bộ chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể chỉ cần 1 phần vốn nhỏ để mua chứng quyền. Nhà đầu tư sẽ nhận được khả năng sinh lời tương tự như chơi chứng khoán.
- Tính thanh khoản được bảo đảm: Nhà phát hành sẽ bảo đảm mua lại chứng khoán cơ sở tăng tính thanh khoản.
- Giao dịch linh hoạt: Nếu bạn đang chơi chứng khoán, bạn có thể sử dụng chính tài khoản chứng khoán đó để giao dịch, mua bán chứng quyền.
- Không cần ký quỹ: Khác với hợp đồng tương lai và quyền chọn trong chứng khoán phái sinh, khi tham gia giao dịch chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam, nhà đầu tư không phải ký quỹ giao dịch dù là chứng quyền mua/ bán.
- Cố định khoản lỗ tối đa: Khi nhà đầu tư không thể biết chính xác sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở thì có thể đầu tư vào chứng quyền. Trường hợp giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì khoản lỗ tối đa chỉ bằng giá chứng quyền mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu chứng quyền.
Cách đầu tư chứng quyền có bảo đảm để sinh lời hiệu quả
- Dự đoán đúng xu hướng của cổ phiếu và chứng quyền. Chọn đúng giá, thời điểm gia nhập mua chứng quyền.
- Tham gia đầu tư vào chứng quyền, nhà đầu tư cần có chiến lược cụ thể. Đồng thời, nắm vững các kiến thức cơ bản về chứng quyền, tham gia các khóa đào tạo về chứng quyền.
- Chọn đúng giá thực hiện và kỳ hạn đáo hạn khi giao dịch.
- Phân bố tỷ trọng hợp lý khi đầu tư vào chứng quyền.
- Lường trước các rủi ro và tìm phương hướng khắc phục.
- So với cổ phiếu, trái phiếu thì chứng quyền có tính đòn bẩy cao, nên nếu như thua lỗ sẽ để lại tổn thất lớn cho bạn. Khi giao dịch chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán chứng quyền trước ngày đáo hạn để phòng tránh rủi ro và hạn chế khoản lỗ của mình.
- Tùy vào mỗi doanh nghiệp phát hành mà thời gian đầu tư có thể kéo dài 3 tháng - 2 năm. Do đó, khi đáo hạn, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn thận đưa ra quyết định đúng đắn trong việc bán hay giữ.
- Giá chứng quyền có thể tăng giảm theo biến động của thị trường. Do đó, thời gian càng dài thì giá chứng quyền biển động càng nhiều và ngược lại.