Doanh thu cận biên (MR: Marginal Revenue) là phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi là doanh thu biên. Marginal revenue thường được sử dụng trong phân tích kinh doanh để đánh giá khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp khi mở rộng sản xuất hoặc thay đổi giá cả. Nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí sản xuất thêm, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận tăng lên. Ngược lại, nếu marginal revenue thấp hơn chi phí sản xuất thêm, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tăng trưởng lợi nhuận. Công thức tính doanh thu biên, vì thế có thể viết như sau:
MR = dTR/dQ (1)
Trong đó MR là doanh thu biên, TR là doanh thu, còn Q là sản lượng. Do
TR= P*Q (2)
trong đó P là giá bán sản phẩm. Từ (1) và (2) ta có:
MR = P + Q*(dP/dQ)
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá sản phẩm do thị trường quy định hoàn toàn, nên không phụ thuộc vào thay đổi sản lượng của hãng. Vì thế, dP/dQ bằng 0. Thành ra doanh thu biên sẽ bằng giá bán sản phẩm. Lấy ví dụ trong trường hợp về lúa gạo, giá lúa gạo do thị trường quy định, khi người nông dân bán thêm 01 đơn vị (01 kg) thì số tiền (doanh thu) của người nông dân tăng lên đúng bằng với giá của 01 kg lúa gạo. Doanh thu biên = giá sản phẩm
(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.
Giá cổ phiếu sàn HoSE từng lập kỷ lục 847.000 đồng/cp hồi tháng 5/2007. Khi đó, nhà đầu tư sở hữu 1.000 cổ phiếu tương đương nắm trong tay 665 chỉ vàng SJC.