Lịch sử sàn HNX
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) được thành lập vào ngày 3 tháng 3 năm 2005 theo quyết định của Chính phủ Việt Nam với mục đích tạo ra một thị trường chứng khoán thứ hai bên cạnh sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).
Trong suốt quá trình hoạt động, HNX đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cải tiến. Ban đầu, sàn chỉ giao dịch chứng khoán doanh nghiệp nhà nước và một số công ty niêm yết khác. Tuy nhiên, kể từ năm 2009, HNX đã cho phép các doanh nghiệp tư nhân niêm yết trên sàn.
Từ năm 2011, HNX đã áp dụng hệ thống giao dịch điện tử hiện đại để thay thế cho hình thức giao dịch truyền thống. Năm 2015, sàn đã chuyển sang hệ thống giao dịch mới nhất, mang tên HNX/HOSE Trading System (HTS).
Hiện nay, HNX là một trong hai sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam và có nhiều doanh nghiệp niêm yết từ các ngành công nghiệp khác nhau. HNX cũng đóng góp quan trọng vào phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chức năng của sàn HNX
Các chức năng của sàn HNX bao gồm:
- Cung cấp một môi trường giao dịch minh bạch, công bằng, an toàn, đảm bảo cho các thành viên và nhà đầu tư tham gia.
- Cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán và các sản phẩm tài chính khác như trái phiếu, quỹ đầu tư...
- Điều hành và giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chứng khoán trên sàn.
- Cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa và xã hội liên quan đến các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn.
- Đóng góp vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các công ty, nhà đầu tư và tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chứng khoán trên sàn HNX.
Một chỉ số quan trọng phản ảnh chức năng của sàn chứng khoán HNX mà các nhà đầu tư cũng cần quan tâm khi tìm hiểu về chức năng của sàn giao dịch này là chỉ số HNX-Index. Tương tự chỉ số VN-Index, HNX-Index là chỉ số so sánh giá trị vốn hoá thị trường ở thời điểm hiện tại với vốn hoá thị trường ở thời điểm gốc của một số mã chứng khoán - hay được gọi chung là rổ đại diện (bao gồm tất cả mã chứng khoán được niêm yết vào thời điểm tháng 10/2009).
Chỉ số HNX-Index được tính bằng công thức lấy tổng vốn hoá thị trường hiện tại của các mã chứng khoán thuộc rổ đại diện chia cho tổng vốn hoá thị trường cơ sở rồi nhân với 100. Theo dõi chỉ số HNX-Index sẽ gíup các nhà đầu tư đánh giá chính xác thị trường hiện tại và dự đoán tương lai.
Quy định giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX)
Khi tham gia giao dịch tại sàn HNX, nhà đầu tư cần hiểu rõ các quy định sau để đảm bảo mọi giao dịch đều an toàn và hiệu quả.
Thời gian giao dịch
Theo quy định của Luật chứng khoán Việt Nam, ngày giao dịch mua bán chứng khoán là các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, các ngày cuối tuần (bao gồm thứ 7 và chủ nhật) và ngày lễ sẽ không giao dịch. Tất cả các sàn đều phải tuân theo quy định này. Tuy nhiên trong một ngày, thời gian giao dịch ở mỗi sàn sẽ có quy định riêng.
Cụ thể, ở sàn chứng khoán Hà Nội thời gian giao dịch mỗi ngày sẽ như sau:
- Từ 9:00 - 11:30: phiên khớp lệnh liên tục buổi sáng
- Từ 11:30 - 13:00: nghỉ trưa, không giao dịch
- Từ 13:00 - 14:30: phiên khớp lệnh liên tục buổi chiều
- Từ 14:30 - 14:45: phiên khớp lệnh đóng cửa (ATC)
- Từ 14:45 - 15:00: phiên khớp lệnh sau giờ.
- Sau 15:00: đóng cửa
Khối lượng giao dịch
Đối với sàn HNX, khối lượng giao dịch được quy định như sau:
- Khối lượng giao dịch lô chẵn đối với giao dịch khớp lệnh tối thiểu là 100 cổ phiếu/trái phiếu.
- Khối lượng giao dịch lô lẻ là từ 1 - 99 cổ phiếu/trái phiếu.
- Giao dịch thỏa thuận, HNX áp dụng khối lượng giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thỏa thuận là 5.000 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ hoặc 1.000 trái phiếu.
Biên độ giao dịch
Biên độ giao dịch tại sàn chứng khoán HNX được quy định như sau:
- Cổ phiếu giao dịch trong ngày: 10%.
- Cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ mới niêm yết trong ngày đầu tiên hoặc được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày: 30%.
- Cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu: 30%.
Thời gian thanh toán
Đối với sàn chứng khoán Hà Nội, thời gian thanh toán là T+2. Với T là ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Trong đó, trong khoảng thời gian từ T+0 đến T+2, sẽ thực hiện phong tỏa tiền với lệnh mua và phong tỏa cổ phiếu với lệnh bán. Đến ngày T+2, sẽ ghi giảm tiền và ghi tăng cổ phiếu trên tài khoản của nhà đầu tư.
Nguyên tắc khớp lệnh
Các giao dịch tại sàn chứng khoán Hà Nội sẽ được khớp lệnh theo hai nguyên tắc:
Ưu tiên về giá
- Lệnh mua có mức giá cao hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.
Ưu tiên về thời gian
- Khi có nhiều lệnh mua hoặc lệnh bán cùng một mức giá, hệ thống sẽ ưu tiên khớp lệnh các giao dịch được nhập vào trước.
Phương thức khớp lệnh
Khớp lệnh được định nghĩa là hoàn tất thỏa thuận giữa hai bên mua và bán trên bảng giao dịch điện tử trực tuyến. Khớp lệnh sẽ được diễn ra theo hai nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian và theo 3 phương thức, bao gồm:
- Khớp lệnh định kỳ: là phương thức giao dịch được thực hiện dựa trên cơ sở so khớp giữa các lệnh mua và lệnh bán tại một thời điểm xác định, để tìm ra mức giá mà khối lượng giao dịch là lớn nhất.
Trong trường hợp, nếu có nhiều mức giá cùng thỏa mãn điều kiện trên thì mức giá khớp lệnh sẽ là mức giá trùng hoặc gần nhất với lần khớp lệnh gần nhất. - Khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
- Khớp lệnh thỏa thuận: là phương thức giao dịch mà bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó thông báo cho công ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống.
Các loại lệnh giao dịch trên sàn HNX
Tương ứng với nguyên tắc khớp lệnh và phương thức khớp lệnh, để thực hiện giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội, nhà đầu tư cần nắm rõ về các lệnh và cách đặt lệnh chính xác. Trong đó, 4 lệnh phổ biến nhất bao gồm:
- Lệnh LO – Lệnh giới hạn
Là lệnh mua hoặc bán tại một mức giá xác định (giá mua do nhà đầu tư nhập lệnh) hoặc tốt hơn (xảy ra khi khớp lệnh). Lệnh LO sẽ có hiệu lực từ khi đăng nhập vào hệ thống đến khi kết thúc phiên giao dịch hoặc hủy bỏ lệnh. Cụ thể, đối với sàn chứng khoán Hà Nội, lệnh LO sẽ có hiệu lực từ 9:00 - 11:30 và 13:00 - 14:45.
- Lệnh MAK/MOK/MTL - Lệnh thị trường
Lệnh thị trường là lệnh mua với mức giá thấp nhất hoặc bán với mức giá cao nhất trong phiên khớp lệnh liên tục. Tại sàn chứng khoán Hà Nội, có 03 loại lệnh sau:
- Lệnh MAK: Là lệnh giao dịch một phần hoặc toàn bộ. Ngay sau khi khớp lệnh, phần còn lại sẽ bị hủy.
- Lệnh MOK: Là lệnh chỉ giao dịch toàn bộ. Nếu không được thực hiện ngay sau khi nhập trên hệ thống, lệnh sẽ bị hủy.
- Lệnh MTL: Là lệnh giao dịch một phần hoặc toàn bộ. Ngay sau khi khớp lệnh, phần còn lại sẽ chuyển thành lệnh LO
Nhóm các lệnh thị trường sẽ được giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời gian từ 9:00 - 11:30 và 13:00 - 14:30.
- Từ 9:00 - 11:30: phiên khớp lệnh liên tục buổi sáng
- Từ 11:30 - 13:00: nghỉ trưa, không giao dịch
- Từ 13:00 - 14:30: phiên khớp lệnh liên tục buổi chiều
- Từ 14:30 - 14:45: phiên khớp lệnh đóng cửa (ATC)
- Từ 14:45 - 15:00: phiên khớp lệnh sau giờ.
- Sau 15:00: đóng cửa
Lệnh ATC được giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời gian từ 14:30 - 14:45.
- Từ 9:00 - 11:30: phiên khớp lệnh liên tục buổi sáng
- Từ 11:30 - 13:00: nghỉ trưa, không giao dịch
- Từ 13:00 - 14:30: phiên khớp lệnh liên tục buổi chiều
- Từ 14:30 - 14:45: phiên khớp lệnh đóng cửa (ATC)
- Từ 14:45 - 15:00: phiên khớp lệnh sau giờ.
- Sau 15:00: đóng cửa
Nếu xảy ra trường hợp phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.