Lạm phát lõi (CI - Core Inflation) là sự thay đổi mức giá của hàng hóa và dịch vụ nhưng không tính lương thực và năng lượng. Tỷ lệ lạm phát này phản ánh mối quan hệ giữa giá hàng hóa và thu nhập người tiêu dùng. Tìm hiểu chi tiết về chỉ số lạm phát lõi ngay sau đây.
Lạm phát lõi là gì?
Lạm phát lõi (Core Inflation) hay còn được gọi là lạm phát cơ bản, là sự thay đổi giá cả của hàng hóa, dịch vụ nhưng không bao gồm mức giá của lương thực và năng lượng. Lạm phát lõi đo lường tác động hoặc áp lực lâu dài của cầu đến sự biến động của giá.
Giá thực phẩm và năng lượng được không được tính vào lạm phát cơ bản. Bởi đây là hai mặt hàng chủ lực, ngay cả khi mức giá tăng thì cầu vẫn lớn. Do đó, giá của chúng có thể quá biến động hoặc dao động mạnh.
Tỷ lệ lạm phát lõi được FED sử dụng như thế nào?
Nhiệm vụ quan trọng nhất của FED là kiểm soát lạm phát. Trước đây, thước đo lạm phát của FED là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Tuy nhiên, theo đánh giá, công cụ điều tiết lạm phát này của FED hoạt động khá chậm. Trung bình mất khoảng 6-18 tháng trước khi Lãi suất quỹ liên bang tác động tới lãi suất, công cụ điều tiết lạm phát của FED mới hoạt động. Đây cũng chính là lý do chính khiến FED bắt đầu tìm hiểu và áp dụng lạm phát lõi.
Nếu tỷ lệ lạm phát cơ bản là 2% hoặc thấp hơn so với năm ngoái, FED sẽ không điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lạm phát cơ bản bắt đầu lớn hơn tỷ lệ lạm phát mục tiêu, FED sẽ xem xét việc tăng lãi suất và chính sách tiền tệ nới lỏng khác.
Cách tính lạm phát lõi (ở Mỹ)
Lạm phát cơ bản được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE). Công thức tính lạm phát cơ bản như sau:
Lạm phát lõi (CI) = Sự thay đổi giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ – thay đổi giá năng lượng và thực phẩm
Lạm phát lõi quan trọng như thế nào?
Lạm phát cơ bản phản ánh mối quan hệ giữa giá hàng hóa và dịch vụ với mức thu nhập của người tiêu dùng. Do đó, việc đo lường lạm phát cơ bản đóng vai trò vô cùng quan trọng.
- Nếu giá hàng hóa và dịch vụ tăng theo thời gian nhưng mức thu nhập của người tiêu dùng không có sự thay đổi nào, người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn. Lạm phát làm cho giá trị của tiền giảm so với giá của hàng hóa và dịch vụ cơ bản.
- Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, trong khi giá hàng hóa và dịch vụ không đổi, lúc này người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn.
Theo thời gian, lạm phát cơ bản có tác động lớn tới tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi người tiêu dùng sẽ chi tiền vào những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, khí đốt. Trong khi đó, đối với các sản phẩm tiêu dùng khác, mức độ chi tiêu sẽ giảm dần. Một số doanh nghiệp sẽ không có lợi nhuận vì cầu nhỏ hơn cung. Thậm chí, một số doanh nghiệp đóng cửa theo thời gian. Điều này khiến tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế giảm sút.
Ở Việt Nam có chỉ số lạm phát lõi không?
Hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có chỉ số lạm phát cơ bản. Tuy nhiên, trước tình hình mức giá cả có những biến động lớn trong thời gian gần đây đã dấy lên nhu cầu cấp thiết về việc áp dụng chỉ số lạm phát cơ bản.
Theo quan điểm của IMF, World Bank, tính tới thời điểm hiện tại, lạm phát cơ bản vẫn là thước đo tốt nhất để xác định những ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ tới lạm phát.
Trên thế giới, nhiều ngân hàng trung ương các nước đã tính toán và sử dụng loại lạm phát này. Đây được xem là công cụ hiệu quả trong quản lý điều hành. Đặc biệt đối với những nước theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Thái Lan, lạm phát cơ bản càng đóng vai trò quan trọng.
Nguồn tham khảo: DNSE