Tổng Công ty đã dần xây dựng được định hướng, chiến lược nhằm khẳng định thương hiệu, mở rộng phát triển trên thị trường trong và ngoài nước. Tổng công ty liên tục đổi mới, mạnh dạn đẩy mạnh phát triển trên thị trường trong và ngoài nước. Tổng công ty liên tục đổi mới, mạnh dạn đẩy mạnh phát triển, đổi mới công nghệ, lựa chọn phân khúc thị trường sản phẩm cao cấp, có giá trị cao, ít bị cạnh tranh, ứng dụng thường xuyên các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, trình độ chuyên môn, năng lực công tác, để Tổng Công ty có đầy đủ điều kiện phát triển ổn định trong những năm qua.
Quá trình hình thành và phát triển:
- Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương, tiền thân là Xí nghiệp sản xuất hàng cao su 3-2 Sông Bé, được thành lập theo Quyết định số 06/QĐ-TU ngày 20/10/1982 của Tỉnh ủy Sông Bé. Xí nghiệp ra đời theo chủ trương của Đảng nhằm đóng góp cho ngân sách Đảng bộ địa phương. Dựa vào thế mạnh về tài nguyên của tỉnh là cao su và bột đất cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất dép xốp cao su đi biển, Xí nghiệp đã chọn làm sản phẩm chủ lực để xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và các nước XHCN.
- Bên cạnh dây chuyền sản xuất dép xốp, năm 1983 Xí nghiệp đã sớm xây dựng xưởng nước đá cây, tiêu thụ sản phẩm hàng ngày nhằm đảm bảo lượng tiền mặt giải quyết nhu cầu sản xuất và đời sống của công nhân viên đều hầu hết ăn ở tập trung tại Xí nghiệp. Xí nghiệp còn mở rộng ra các xưởng phụ trợ như xưởng cưa, xưởng đóng gói bao bì, xưởng cơ khí, xưởng quai dép để chủ động sản xuất, tăng nhanh sản lượng xuất khẩu và sử dụng ngoại tệ mạnh có được (đồng Rúp) đổi hàng đối lưu gồm những mặt hàng chiến lược để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong tỉnh.
- Từ số vốn ban đầu 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng) sau hơn 20 năm hoạt động, tồng số vốn của Công ty là 271.000.000.000 đồng (Hai trăm bảy mươi mốt tỷ đồng), tăng 67.750 lần so với ban đầu.
- Kể từ sau chủ trương đổi mới và chính sách kêu gọi thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế. Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14, gia nhập và là thành viên thứ 150 của tồ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009. Trước cơ hội và thách thức mới, các doanh nghiệp phải phấn đấu để đứng vững và phải nhanh chóng hội nhập đề tồn tại và phát triển.
- Nhằm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 24/09/2001, Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 03/02/2004 khóa IX và Nghị Quyết Đại hội X của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Dương đã thành lập Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Được sự chỉ đạo của Ban đổi mới, Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương đã từng bước thực hiện cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc theo lộ trình và tiếp tục củng cố, phát triển các đơn vị thành viên để có đủ khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
- UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 134/QĐ/UBND ngày 22/05/2006 chuyển Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Sau đó, UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục ban hành Quyết định số 2964/QĐ-UBND ngày 04/10/2010 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương thành Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV.
Ngành nghề kinh doanh:
- Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh;
- Trồng cây ăn quả
- Trồng cây điều
- Trồng cây hồ tiêu
- Trồng cây cao su
- Trồng cây cà phê
- Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp
- Chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lừa, dê, cừu, lợn, gia cầm
- Khai thác gỗ, khai thác lâm sản
- Nuôi trồng thủy sản
- ...