Trái ngược với bull trap là bear trap (tạm dịch là bẫy xuống, bẫy giảm giá). Bear trap là lúc thị trường vẫn tiếp tục chiều hướng đi lên nhưng những nhà đầu tư bất ngờ thấy một dấu hiệu đảo chiều và nhầm tưởng rằng thị trường quay đầu đi xuống nên quyết định bán ra. Nhiều nhà đầu tư khi thấy tin hiệu này sẽ bán khống để hy vọng kiếm lời từ việc mua vào ở mức giá rẻ hơn sau đó, nhưng cuối cùng buộc phải mua với giá cao và chịu lỗ. Ở Việt Nam chưa cho bán khống trên thị trường chứng khoán nên bear trap không có nhiều ý nghĩa lắm. Một số dấu hiệu có thể nhận biết Bear trap:
1. Thị trường thường di chuyển theo những xu hướng và phản ánh suy nghĩ của nhóm nhà nhà đầu tư. Thị trường không đảo chiều trong ngày một mà những yếu tố cơ bản cần thời gian và lý do để thay đổi. Nên sẽ có một vài bước tiến trước khi đảo chiều
2. Việc điều chỉnh được thấy trước khi thị trường dịch chuyển quá mạnh. Khi đó nhà đầu tư chốt lời hoặc cắt lỗ. Và việc điều chỉnh này có thể hình thành một bull trap (hoặc bear trap)Ví dụ: khi nhà đầu tư cơ bản tận dụng giá rẻ để mua thêm cổ phiếu, có thể sẽ tạo ra một sóng nhỏ đi lên, nhưng thị trường có thể tiếp tục lại đi xuống.
3. Trong khủng hoảng, một số tin tức tốt vẫn có thể xuất hiện. Tuy nhiên những vấn đề về khủng hoảng không thể giải quyết trong ngày một nên những tin tức tốt kia có thể tạo ra những cái bẫy.
Bear trap là gì? Cách tránh bẫy giảm giá khi giao dịch chứng khoán
1. Định nghĩa bear trap là gì
Bear trap hay bẫy giảm giá là tín hiệu cổ phiếu giảm giá trong khi thị trường đang có xu hướng tăng. Lúc này, nhà đầu tư thường cho rằng thị trường đang bắt đầu đảo chiều giảm. Vì vậy họ nhanh chóng thực hiện các lệnh bán với mong muốn đón đầu xu hướng mới. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ chỉ giảm một chút và nhanh chóng quay đầu tăng trở lại. Nó sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến ngưỡng ban đầu hoặc hơn nữa.
Bẫy giảm giá xảy ra không chỉ trong đầu tư chứng khoán, mà còn tại các kênh đầu tư khác như forex, tiền điện tử. Vì vậy, mọi nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo để nhận biết và tránh bẫy hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết bẫy giảm giá
Khi có dấu hiệu của Bẫy giảm giá, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm trong khi thị trường đang ở đà tăng. Lúc này, tuy giá cổ phiếu giảm nhưng khối lượng giao dịch bán không đổi, thậm chí giảm. Khi có dấu hiệu này, rất có thể đang một chiếc bẫy giảm giá đã được bày ra, nhà đầu tư cần hết sức cẩn thận.
Hậu quả khi “sập” bẫy giảm giá
Bẫy giảm giá gây ra rất nhiều hậu quả xấu đối với nhà đầu tư.
Đối với đầu tư chứng khoán cơ sở, Bear trap sẽ làm giảm lợi nhuận ròng tích lũy, khiến nhà đầu tư bỏ qua cơ hội kiếm lời tốt. Nó dễ khiến nhà đầu tư đưa ra các quyết định bán sai lầm. Khi mắc bẫy, nhà đầu tư thường có xu hướng bán tài sản mình đang nắm với kỳ vọng đón đầu xu hướng mới. Nhưng khi giá cổ phiếu quay đầu, họ phải bỏ ra một số tiền lớn hơn để sở hữu lại cổ phiếu. Như vậy, bear trap khiến nhà đầu tư mất nhiều chi phí mua đi bán lại nhiều lần để duy trì vị thế ban đầu.
Trong giao dịch chứng khoán phái sinh, bẫy giảm giá có thể khiến nhà đầu tư chịu thua lỗ nặng nề. Bởi bản chất của chứng khoán phái sinh là yêu cầu ký quỹ và sử dụng tỷ lệ đòn bẩy rất cao. Mỗi biến động giá của hợp đồng tương lai cũng sẽ tạo ra lãi/lỗ trên khoản đầu tư lớn hơn chứng khoán cơ sở. Nếu nhà đầu tư mắc bẫy giảm giá thì giá hợp đồng sẽ biến động theo chiều hướng bất lợi. Như vậy, nhà đầu tư có thể sẽ phải chịu những khoản thiệt hại lớn trên khoản ký quỹ trong thời gian ngắn.
Trên hợp đồng quy định hệ số là 1 triệu đồng/ 1 điểm. Như vậy, hợp đồng này trị giá 100 triệu.
Mức ký quỹ ban đầu của hợp đồng là 15%, nên anh X chỉ phải bỏ ra 15 triệu để mua hợp đồng.
Nếu hợp đồng tương lai giảm giá từ 100 xuống 97 điểm, anh X sẽ bị lỗ 3 triệu đồng. Giá trị ký quỹ lúc này chỉ còn 12 triệu đồng.
Như vậy, đối với hợp đồng tương lai, phần trăm lỗ của anh X phải chịu là: 3/15 = 20%, trong khi giao dịch chứng khoán cơ sở, phần trăm lỗ là: 3/100 = 3%.
2. Ba nguyên nhân tạo ra bẫy ’’gấu”
Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra bẫy giảm giá. Nhưng chúng ta có thể tổng kết lại bởi 3 nguyên nhân sau đây:
- Sự thao túng thị trường của đội lái, “cá mập”: Đội lái và cá mập là những người có sức ảnh hưởng trên thị trường. Bởi trong tay họ có nhiều tiền hoặc cổ phiếu. Trong trường hợp họ liên kết lại với nhau để “lái cổ phiếu” thì giá cổ phiếu sẽ bị dìm xuống. Các nhà đầu tư sẽ hiểu nhầm về xu hướng giảm của thị trường đã đến. Lúc này, họ ồ ạt bán cổ phiếu đang nắm giữ ra thị trường, và đội lái sẽ vào lệnh mua với giá cực hời. Đây là bước ”gom hàng” trong quy trình lái cổ phiếu của những “tay to” trên thị trường.
- Tác động của sự kiện tiêu cực: Thị trường luôn chịu ảnh hưởng bởi những rủi ro hệ thống và phi hệ thống. Đây đều là những rủi ro không lường trước và khó kiểm soát. Do đó, trong một thị trường đang tăng trưởng, việc xảy ra các sự kiện như báo cáo tài chính lỗ, cổ đông bán cổ phần,....có thể khiến giá cổ phiếu giảm bất chợt trong một khoảng thời gian.
- Hiệu ứng muốn chốt lời: Khi giá cổ phiếu tăng giá quá lâu, nhà đầu tư khó dự báo được đỉnh. Vì vậy, để đầu tư an toàn, nhiều người lựa chọn chốt lời sớm để tìm cơ hội mới. Vì có quá nhiều người cùng bán ra thị trường sẽ dẫn đến giá cổ phiếu bị giảm tạm thời. Khi số lượng người bán dần ít đi, giá cổ phiếu cũng sẽ được hồi phục trở lại.
3. Ba cách nhận diện Bear trap cực kỳ chính xác
Việc nắm rõ các dấu hiệu để nhận diện bear trap là cực kỳ cần thiết. Bởi thông qua đó, nhà đầu tư có thể nhận dạng và tránh khỏi các bẫy này khi đầu tư. Sau đây là 03 cách giúp xác định bear trap cực kỳ chính xác. Các bạn hãy tham khảo để đầu tư an toàn nhé.
- Cách 1: Nhận diện bẫy giảm giá qua khối lượng giao dịch
Trong trường hợp thị trường quay đầu giảm, một khối lượng lớn cổ phiếu sẽ được bán ra thị trường. Bởi các nhà đầu tư lớn thường nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu. Đồng thời họ cũng là những người nắm thông tin thị trường nhanh và chính xác nhất. Tuy nhiên, khi thị trường có dấu hiệu quay đầu nhưng khối lượng giao dịch vẫn không biến động lớn. Rất có thể đây là chiếc bẫy giảm giá được bày ra bởi các “cá mập”. Hãy bình tĩnh đánh giá và suy xét, tránh đưa ra các quyết định bán vội.
- Cách 2: Nhận diện bear trap qua các tín hiệu phân kỳ
Trước khi thị trường có dấu hiệu quay đầu sẽ cho chúng ta thấy các tín hiệu phân kỳ giảm giá. Nghĩa là giá cổ phiếu liên tục tăng và tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Nếu xét thấy xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục diễn ra, nhà đầu tư nên theo dõi thêm thị trường. Tuyệt đối không nên vào lệnh vội vàng bởi rất dễ mắc bẫy Bear Trap.
- Cách 3: Sử dụng Fibonacci:
Fibonacci là một dãy số quy tắc thiết lập nên tỷ lệ vàng. Nó được ứng dụng cực kỳ hiệu quả trong đầu tư. Khi thị trường đang trong xu hướng đảo chiều nhưng biến động giá không phá vỡ các điểm hỗ trợ Fibo. Điều này có nghĩa là tín hiệu đảo chiều có lẽ sẽ không thực sự xảy ra. Vì vậy bạn nên cân nhắc ra quyết định giao dịch trong thời điểm này.
4. Cách tránh bẫy Bear trap đảm bảo hiệu quả
Dường như không có một nhà đầu tư nào chưa từng mắc phải bẫy giảm giá. Vì vậy, điều quan trọng nhất mà nhà đầu tư nên quan tâm là cách tránh bẫy hiệu quả. Đồng thời nên làm thế nào khi mắc bẫy để tránh thua lỗ. Dưới đây là 3 quy tắc khi đầu tư giúp tránh bẫy cực kỳ hiệu quả.
- Giao dịch thận trọng khi có dấu hiệu của bear trap: Chúng ta luôn mang theo một tâm lý giao dịch thân trọng trước khi đầu tư. Nhưng khi thị trường xảy ra biến động, khó nhà đầu tư nào có thể giữ bình tĩnh. Vì vậy, việc thân trọng giao dịch khi có dấu hiệu bẫy giảm giá tưởng đơn giản nhưng không hề dễ chút nào. Bởi đây là thời điểm nhà đầu tư dễ đưa ra phán đoán và quyết định sai lầm nhất. Đặc biệt với các nhà đầu tư F0 - mới tham gia thị trường. Vì vậy, hãy rèn luyện tính thận trọng và cẩn thận suy xét trước những biến động của thị trường. Nó không những giúp bạn tránh bẫy giảm giá hiệu quả. Mà bên cạnh đó, những chiếc bẫy khác như bull trap cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng.
- Trang bị kiến thức: Bạn sẽ dễ dàng nhận biết đâu là bẫy nếu có một nền tảng kiến thức vững chắc. Do đó, hãy trang bị đầy đủ kiến thức, học thêm về các chỉ số để có thể đánh giá thị trường. Từ đó đưa ra các phán đoán về xu hướng quay đầu thật hay là bear trap từ “cá mập”.
5. Cách hạn chế thua lỗ khi mắc bẫy bear trap?
Không một nhà đầu tư nào tham gia thị trường mà chưa từng mắc bẫy. Họ chỉ khác nhau ở chỗ có người thua ít, người thua nhiều. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ tới vì sao có người thua rất ít, nhưng có người lại cháy tài khoản chưa. Để hạn chế thua lỗ khi mắc bẫy, bạn nên tuân thủ 2 nguyên tắc giao dịch sau:
- Đặt stoploss cho lệnh giao dịch: Stoploss là lệnh dừng cực kỳ có ích trong giao dịch của mọi nhà đầu tư. Nó giúp bạn đặt ra một điểm cắt lỗ tự động ngay từ đầu, tránh tối đa thiệt hại khi có rủi ro. Điểm cắt lỗ không quá 2% tổng tài khoản được xem là lựa chọn thông minh nhất. Đây là nguyên tắc mà các trader chuyên nghiệp hay mới đầu tư đều phải tuân thủ để đầu tư an toàn.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Không đặt hết trứng vào một giỏ là quy tắc không thể bỏ qua. Nhờ đó bạn sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro và bảo toàn tài sản khi giao dịch. Nếu bạn sử dụng đòn bẩy quá cao khi đầu tư và mắc phải bẫy giá, sẽ gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản.