Cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán Quốc tế là gì?

Cán cân thanh toán Quốc tế hay cán cân thanh toán (Balance of Payments; viết tắt: BOP) ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay Chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.

Số liệu cán cân thanh toán Quốc tế của Việt Nam công bố bởi NHNN xem tại đây

Các thành phần của cán cân thanh toán

Các giao dịch ghi trong cán cân thanh toán thường được chia thành 4 mục cơ bản với những nội dung như sau:

Cán cân vãng lai có nội dung ghi chép các hoạt động

  • Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa/ sản phẩm (trao đổi hàng hóa sản phẩm) hay còn được gọi là cản cân hữu hình hoặc cán cân thương mại.
  • Hoạt động cung cấp các dịch vụ: du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, vận chuyển. (trao đổi dịch vụ) hay còn được gọi là cán cân hữu hình hoặc cán cân thương mại.
  • Các hoạt động mang lại thu nhập chuyển về nước. Cụ thể là các khoản thuộc thu nhập từ khoản dịch vụ thuộc cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, nhưng lại đang hoạt động trong nước. Hoặc ngược lại, các khoản thu từ cá nhân, tổ chức trong nước nhưng hoạt động tại nước ngoài.
  • Các khoản chuyển giao quốc tế, như quà biểu, quá tặng… từ nước ngoài, cho người nước ngoài, viện trợ cho không, đóng góp, lệ phí…
  • Các khoản chuyến tiền thuần hoặc chuyển tiền đơn phương bao gồm các khoản chuyển giao một chiều, tức là không hoàn lại.

Trên thực tế thi khoản này được coi là tăng thu nhập nội địa do thu từ nước ngoài, kéo theo cung ngoại tệ cũng sẽ tăng.

Cán cân vốn có nội dung ghi chép các khoản

  • Tín dụng ngắn hạn như quỹ tín dụng thương mại, tín dụng hỗ trợ cán cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế hay các nước khác; và
  • Tín dụng dài hạn như các khoản đi vay, cho vay dài hạn của chính phủ và tư nhân, bao gồm cả viện trợ phát triển chính thức (phần cho vay) và đầu tư nước ngoài.

Dự trữ và các hạng mục liên quan

Dự trữ chính thức hay còn gọi là tài trợ chính thức hay giao dịch bù trừ, bao gồm các khoản mua bán ngoại tệ, giao dịch của ngân hàng trung ương với các cá nhân, tổ chức tư nhân và cơ quan tiền tệ trong nước và nước ngoài. Do đó có thể hiểu được rằng, dự trữ chính thức bao gồm dự trữ ngoại hối quốc gia, thay đổi dự trữ các ngân hàng TW bằng đồng tiền của quốc gia, quan hệ với quỹ tiền tệ quốc tế …

Qua đó thấy được dự trữ ngoại hối quốc gia là nội dung quan trọng và đóng vai trò cốt lõi trong việc phân tích các khoản mục dự trữ ngoại hối. Hay nói một cách đơn giản thì dự trữ ngoại hối quốc gia có khả năng quyết định. Trong giao dịch thương mại quốc tế thì cán cân thương mại quốc tế có nhiều phần nội dung khác nhau, do vậy mỗi phần sẽ đóng vai trò và chức năng riêng biệt. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để đóng góp sự ổn định cũng như phát triển kinh tế của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.

Lỗi vài sai sót

Lỗi và sai sót là ghi chép các sai số phát sinh do chênh lệch về tỷ giá hối đoái tại các thời điểm khác nhau và sai số thống kê (thực chất đây là khoản mục cân đối).

Cán cân thương mại cũng có bản chất một bản báo cáo tài chính và nó cũng có thể phạm phải những sai sót về con số chênh lệch, thống kê, nhầm lẫn, số liệu không khớp, không thu thập được đây đủ các số liệu. từ những khoản thanh toán thương mại. Hay những sai số khi bị phát sinh bởi sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái tại các thời điểm khác nhau.

(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.