Giá trị giao dịch chính là tổng toàn bộ số tiền mà bên mua phải thanh toán cho bên bán. Giá trị giao dịch của một mã cổ phiếu trong một phiên được tính bằng tổng giá trị khớp lệnh đã thực hiện của cổ phiếu đó. Còn khi nói về Giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán người ta thường nói đến tổng giá trị khớp lệnh của toàn bộ khối lượng cổ phiếu đã khớp lệnh tại một sàn giao dịch chứng khoán như ở sàn HOSE hoặc sàn HNX. Giá trị giao dịch phản ánh tính thanh khoản của thị trường. Nếu giá trị gd tăng cao đột biến thể hiện thanh khoản lên cao, nhà đầu tư hưng phấn và mọi người tin tưởng rằng thị trường sẽ đi lên, hoạt động mua bán diễn ra nhộn nhịp. Khi giá trị giao dịch xuống thấp thể hiện nhà đầu tư kì vọng không tốt về thị trường trong thời gian tới.
(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.
Quy mô giao dịch tín chỉ carbon trên toàn cầu sẽ đạt 250 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030. Vậy, Việt Nam cần làm gì để có thể nhanh chóng tham gia thị trường này?
VN-Index tăng hơn 11 điểm lên mốc 1.216 trong phiên 20/11. Khối ngoại xả hơn 1.200 tỷ đồng trên cả ba sàn, ngược chiều mua ròng mạnh tại cổ phiếu DIG, NVL và CTG.
VN-Index giảm mạnh gần 12 điểm xuống mốc 1.205 trong phiên 19/11. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên toàn thị trường nhưng vẫn miệt mài gom 10 phiên liên tiếp tại một mã VN30.