Gói kích thích kinh tế

Định nghĩa

Gói kích thích kinh tế (tiếng Anh: Stimulus Package) kinh tế là một nỗ lực phối hợp nhằm tăng chi tiêu của chính phủ - đồng thời giảm thuế và lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế và đưa nền kinh tế đó thoát khỏi suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế.

Mục tiêu của gói kích kinh tế là nhằm phục hồi nền kinh tế và ngăn chặn hoặc đảo ngược suy thoái bằng cách thúc đẩy việc làm và chi tiêu.

Lý thuyết nền tảng của gói kích thích kinh tế bắt nguồn từ kinh tế học Keynes. Kinh tế học Keynes cho rằng suy thoái không tự điều chỉnh và chính phủ cần can thiệp để giảm bớt tác động của suy thoái. Ví dụ, một biện pháp kích thích hay tăng chi tiêu của chính phủ có thể bù đắp cho giảm đầu tư tư nhân, làm tăng tổng cầu và lấp đầy khoảng trống đầu ra (output gap).

  • Gói kích thích kinh tế là biện pháp của chính phủ nhằm tăng chi tiêu, đồng thời giảm thuế và lãi suất để kích thích nền kinh tế và đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
  • Dựa trên các nguyên tắc của kinh tế học Keynes, mục tiêu của gói kích thích kinh tế là tăng tổng cầu thông qua tăng việc làm, tiêu dùng và đầu tư.
  • Thượng viện Mỹ đã thông qua nhiều gói kích thích khác nhau nhằm giảm bớt tác động của dịch COVID-19 năm 2020 và 2021.

(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.