Tháng 7 ghi nhận một số biến động tại nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và một số quốc gia khác. Lạm phát tại nền kinh tế số 1 thế giới tiếp tục hạ nhiệt, với thước đo lạm phát yêu thích của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là chỉ số PCE tiếp tục giảm xuống mức 2.5% so với 2.6% tháng trước đó. Chỉ số này đã liên tục giảm từ mức đỉnh hồi tháng 07/2022, cho thấy các nỗ lực kìm chế lạm phát của Fed đã thu được những kết quả tích cực. Lạm phát giảm liên tục và đang hướng tới mục tiêu 2% của Fed làm gia tăng đồn đoán về khả năng cắt giảm lãi suất của cơ quan này trong năm 2024. Bên cạnh việc lạm phát giảm nhiệt, số liệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cũng như thu nhập trung bình của Mỹ cũng ghi nhận xu hướng giảm trong tháng 7, dẫn tới lo ngại về khả năng nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái. Mặc dù đa số các nhà đầu tư trên thị trường vẫn kỳ vọng vào khả năng hạ cánh mềm, việc số liệu việc làm và thu nhập có tác động mạnh mẽ lên kỳ vọng về nền kinh tế Mỹ, vốn có tới 70% GDP dựa vào tiêu dùng, qua đó gây ra biến động giảm điểm trên thị trường chứng khoán nước này