Định nghĩa
Đặc điểm của chế độ bản vị vàng
- Chính phủ cam kết với người dân có thể quy đổi tiền sang vàng hoặc ngược lại bất cứ khi nào.
- Nhờ có chế độ bản vị vàng, các nước không thể tùy tiện in thêm tiền giấy. Điều này giúp giá trị của đồng tiền được ổn định, hạn chế tối đa lạm phát.
- Người dân ngày càng tin tưởng đồng tiền hơn, sẵn sàng đổi vàng lấy tiền. Khi người dân sử dụng tiền sẽ giúp thúc đẩy mua bán trao đổi hàng hóa, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Ưu nhược điểm của bản vị vàng
Ưu điểm:
- Hạn chế lạm phát do lượng cung vàng là có giới hạn. Lý do là bởi Chính phủ không thể in thêm vàng như in tiền giấy.
- Vàng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, dễ dàng trở thành phương tiện để trao đổi.
Nhược điểm:
- Số lượng vàng có hạn nên bị thiếu hụt nguồn cung. Hàng hóa ngày càng tăng giá theo sự phát triển của nền kinh tế cộng thêm nạn đầu cơ tích trữ vàng. Điều này khiến Chính phủ phải nâng giá vàng lên để đáp ứng nhu cầu giao dịch.
- Chế độ bản vị vàng không đủ khả năng để đối phó với suy thoái hoặc giảm phát lớn. Sự cứng ngắc của vàng sẽ khiến nền kinh tế trở nên kém linh hoạt, không tạo ra nguồn cung tiền tệ và chính sách tài khóa.
Lịch sử và sự sụp đổ của bản vị vàng
Trong hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1 và 2
- Năm 1821, Vương quốc Anh tiên phong sử dụng chế độ bản vị vàng và lan rộng ra các nước châu Âu. Mỹ được cho là quốc gia sử dụng chế độ bản vị muộn nhất.
- Năm 1874, chế độ này trở nên phổ biến và hưng thịnh trên toàn quốc. giá vàng luôn luôn được giữ ở mức ổn định. Các nước áp dụng bản vị vàng đã phối hợp giao thương với nhau rất tốt.
- Năm 1914 – 1944: Sau khi trải qua chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2, các quốc gia rất cần tiền mặt để khôi phục nền kinh tế. Trong khi vàng càng ngày càng hiếm, lượng tiền in ra không ra không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Mặc dù thời kỳ này bản vị vàng chưa bị phá bỏ nhưng dần suy thoái, không còn phù hợp nữa.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2
- Cả hai thế chiến Mỹ là nước là được hưởng lợi nhiều nhất. Lúc này Mỹ đã chiếm đến ¾ trữ lượng vàng toàn cầu, ¼ còn lại chia đều cho thế giới. Sau chiến tranh, châu Âu gần như không còn lại gì. Lúc này Mỹ có rất nhiều vàng nên đã được phép in rất nhiều tiền đô la. Vì vậy, Mỹ đã cho các nước châu Âu vay tiền để phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
- Năm 1944: Các cường quốc phe chính yếu gồm Mỹ, Anh, Pháp đã họp lại để đưa ra một hệ thống tiền tệ mới Bretton Woods “bản vị Đô la”. Các đồng tiền trên thế giới sẽ được bảo trợ bởi đô la và đô la sẽ được bảo trợ bởi vàng. Lúc này, đồng USD được neo theo vàng với giá trị 35 USD = 1 ounce.
- Do nhu cầu về đồng USD này càng tăng, Mỹ đã in rất nhiều tiền và không có tỷ lệ vàng dự trữ được thiết lập. Sự in tiền vô tội vạ như vậy đã khiến châu Âu cảm thấy không ổn. Vậy nên, nhiều nước châu Âu đã bán đô la để mua lại vàng. Mỹ đã phải đổi 50% lượng vàng hiện có và số tiền gửi về Mỹ để đổi sang vàng gấp 12 lần số vàng Mỹ hiện có.
- Năm 1971: Tổng thống Mỹ Nixon đã bãi bỏ Bản vị vàng khỏi đồng đô la. Điều này đồng nghĩa giá trị cố định của đồng đô la bị gỡ bỏ, cho phép nó thả nổi trên thị trường. Hệ quả ngay lập tức khiến đồng USD bị mất giá.
- Năm 1973: Bản vị vàng chính thức sụp đổ trên toàn thế giới.
Tiền pháp định – Sự thay thế cho bản vị vàng
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều bỏ bản vị vàng và thay thế bằng tiền pháp định. Tiền pháp định là đồng tiền riêng của một quốc gia, và người dân sẽ đóng thuế, mua bán, giao dịch bằng đồng tiền đó. Ngân hàng Trung ương có quyền in thêm tiền mà không cần vàng để đảm bảo. Việc này đồng nghĩa với Chính phủ sẽ in thêm nhiều tiền giấy trong khi lượng vàng ngày càng ít đi. Chính điều này đã ngày càng đẩy giá vàng lên cao.
Ví dụ: năm 1973, 35 USD mua được một ounce vàng. Năm 1980, một ounce vàng có giá 668 USD sau 7 năm phá vỡ bản vị vàng. Năm 2011, 1 ounce vàng có giá 1.783 USD.
Mặc dù các Chính phủ được phép in tiền thoải mái, nhưng họ cũng không in tiền một cách vô tội vạ. Do điều này sẽ khiến lạm phát gia tăng, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Số tiền được in ra sẽ dựa vào tình hình kinh tế của mỗi chính phủ.