Dự trữ bắt buộc

Định nghĩa

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc (tiếng Anh: Reserve requirement) là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng thương mại hơn so với ngân hàng trung ương. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.

Dự trữ bắt buộc theo quy định luật pháp Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Trong đó: Tổ chức tín dụng bao gồm:

  • Ngân hàng, bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
  • Tổ chức tài chính vi mô.
  • Quỹ tín dụng nhân dân.

Ngoài ra, theo Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, dự trữ bắt buộc là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.