Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân trong 5 năm qua của Vinamilk lần lượt đạt mức 16%/năm và 12%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành. Với lợi thế phong phú về chủng loại sản phẩm, thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến, chất lượng sản phẩm uy tín, hệ thống phân phối rộng khắp, giá cả hợp lý và tiềm năng tài chính vững mạnh, Vinamilk luôn khẳng định vị trí và vai trò dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam trong suốt hơn 40 năm qua. Trong năm 2015, Vinamilk đã sản xuất và đưa ra thị trường hơn 6 tỷ sản phẩm sữa các loại và giữ vị trí hàng đầu về thị phần theo sản lượng ở tất cả các phân khúc sản phẩm.
Lịch sử hình thành:
- Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập dựa trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam. Tiền thân là Công ty Sữa, Café miền Nam,trực thuộc Tổng Cục Công nghiệp Thực phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhàmáy Sữa Thống Nhất và Nhà máy SữaTrường Thọ.
- Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.
- Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk.
- Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 với khối lượng niêm yết là 159 triệu cổ phiếu.
- Năm 2007 Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty Sữa Lam Sơn vào tháng 9/2007, có trụ sở tại Khu Công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Lam Sơn
- Năm 2008 Khánh thành và đưa Nhà máy Sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào hoạt động.
- Năm 2009: Tháng 9, khánh thành trang trại bò sữa Nghệ An. Đây là trang trại bò sữa hiện đại nhất Việt Nam với quy mô trang trại là 3.000 con bò sữa
- Năm 2010: Công ty thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài bằng việc liên doanh xây dựng một Nhà máy chế biến sữa tại New Zealand với vốn góp 10 triệu USD, bằng 19,3% vốn điều lệ. Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy Sữa bột Việt Nam. Đây là dự án xây mới 100% Nhà máy Sữa bột thứ hai của Công ty. Mua thâu tóm 100% cổ phần còn lại tại Công ty Cổ phần Sữa Lam Sơn để trở thành Công ty TNHH MTV Sữa Lam Sơn. Khánh thành và đưa Nhà máy Nước giải khát tại Bình Dương đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk đã được Forbes Asia vinh danh và trao giải thưởng Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2012. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một công ty Việt Nam được Forbes Asia ghi nhận trong danh sách này.
- Năm 2012: Tháng 6/2012, Nhà máy Sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động và chính thức sản xuất thương mại.
- Năm 2013: Ngày 21/10/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa. Trong đó, Vinamilk nắm giữ 96,11% vốn điều lệ và trở thành Công ty mẹ nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp này. Ngày 6/12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 663/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc Công ty mua cổ phần chi phối (70%) tại Driftwood Dairy Holdings Corporation, tại bang California, Mỹ.
- Năm 2014: Ngày 21/10/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa. Trong đó, Vinamilk nắm giữ 96,11% vốn điều lệ và trở thành Công ty mẹ nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp này. Ngày 6/12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 663/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc Công ty mua cổ phần chi phối (70%) tại Driftwood Dairy Holdings Corporation, tại bang California, Mỹ.
- Năm 2015: Ngày 6/7/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài số 201500001, chấp nhận cho Vinamilk tăng vốn đầu tư tại Miraka Limited từ 19,3% lên 22,81%.
Lĩnh vực kinh doanh chính:
Những hoạt động chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty như sau:
- Chế biến, sản xuất và kinh doanh sữa tươi, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi bò sữa. Hoạt động chăn nuôi nhằm mục đích chính là cung cấp sữa tươi nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm từ sữa của Công ty.
- Có hơn 200 sản phẩm được chia thành các ngành hàng sau: Sữa nước, Sữa chua, Sữa bột, Bột ăn dặm, Ca cao lúa mạch, Sữa đặc, Kem ăn, Phô mai, Sữa đậu nành, Nước giải khát