Định nghĩa
Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây ra lạm phát chi phí đẩy gồm có:
- Giá nguyên liệu tăng: Khi giá nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất tăng lên. Giá nguyên liệu tăng có thể do khan hiếm nguồn cung, phá giá tiền tệ khiến chi phí nhập khẩu tăng cao...
- Chi phí nhân công: Chi phí nhân công tăng lên (ví dụ: tăng lương).
- Tăng thuế: Chính phủ có thể áp đặt các quy định mới làm tăng chi phí sản xuất cho các công ty.
- Gián đoạn chuỗi cung ứng: Gián đoạn chuỗi cung ứng, chẳng hạn như thiên tai hoặc tranh chấp thương mại.
Khi chi phí tăng, các doanh nghiệp sẽ phải tăng giá của hàng hóa và dịch vụ để bù đắp lại phần chi phí tăng lên. Điều này có thể dẫn đến tăng giá trung bình của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong xã hội, tạo ra vòng lặp lạm phát do chi phí đẩy.
Giải pháp xử lý lạm phát do chi phí đẩy
Một số phương án để giải quyết lạm phát do chi phí đẩy, bao gồm một số cách như sau:
- Cải thiện năng suất lao động: tăng cường đầu tư vào công nghệ, cải thiện đào tạo và giáo dục cho người lao động....
- Tăng tính cạnh tranh: phá vỡ độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường có thể giúp giảm giá hàng hóa và dịch vụ, từ đó có thể giúp giảm lạm phát.
- Kiểm soát nguồn cung: chính phủ có thể thực hiện các bước để điều chỉnh giá hàng hóa và dịch vụ, hạn chế tăng giá đối với hàng hóa và dịch vụ thiết yếu hoặc trợ cấp để giữ giá ở mức thấp.
- Thay đổi chính sách tiền tệ: Các ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất để giảm cầu, giảm vay nợ.
- Chính sách tài khóa: Chính phủ có thể giảm chi tiêu của chính phủ hoặc tăng thuế. Điều này có thể giúp giảm mức chi tiêu chung trong nền kinh tế và kiềm chế lạm phát.
- Chính sách thương mại: Khuyến khích thương mại và giảm bớt các rào cản thương mại có thể giúp tăng cường cạnh tranh giúp giảm lạm phát chi phí đẩy