Tập đoàn là Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa trồng trọt, khai thác, sảnxuất, kinh doanh với khoa học công nghệ, đào tạo; làm nòng cốt thúc đẩy ngành công nghiệp cao su Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế. hoạt động theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động được ban hành theo Nghị định số 28/2014/NĐ – CP ngày 10/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ và quy định pháp luật hiện hành.
Quá trình hình thành phát triển
- Tiền thân là Ban Cao su Nam bộ, tháng 4 năm 1975 chuyển thành Tổng Cục Cao su thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam;
- Tháng 7 năm 1977 chuyển sang Tổng Công ty Cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp theo Quyết định số 216/NNTCngày 23/07/1977;
- Tháng 3 năm 1980 chuyển thành Tổng cục Cao su trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng theo Nghị định: 159/NĐ-CP ngày 14/04/1981 của Hội Đồng Bộ Trưởng với hai chức năng chính: Quản lý nhà nước về chuyên ngành cao su và tổ chức sản xuất cao su;
- Năm 1989, theo Quyết định số 32/HĐBT ngày 27/03/1989 của Hội Đồng Bộ Trưởng, chuyển Tổng cục cao su thành Tổng Công ty Cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm;
- Năm 1995, theo Quyết Định số 252/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ lập Tổng công ty Cao su Việt Nam, là Tổng Công ty Nhà Nước hạng đặc biệt theo Quyết định 91/TTg;
- Năm 2006, Chính phủ quyết định thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo quyết định số 248/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;
- Đến năm 2010, theo Nghị định 25, Thủ Tướng Chính phủ có Quyết định số 981/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thành Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu;
- Tập đoàn là Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa trồng trọt, khai thác, sản xuất, kinh doanh với khoa học công nghệ, đào tạo; làm nòng cốt thúc đẩy ngành công nghiệp cao su Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế. hoạt động theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động được ban hành theo Nghị định số 28/2014/NĐ – CP ngày 10/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ và quy định pháp luật hiện hành. Cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam bao gồm:
- Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; được Nhà nước giao đất để thống nhất quản lý và bố trí diện tích sản xuất, kinh doanh cao su cho các công ty con; có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua quản lý quỹ đất, vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường; trực tiếp kinh doanh và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
- Các đơn vị thành viên của Công ty mẹ - Tập đoàn gồm các Doanh nghiệp cấp II và Doanh nghiệp Cấp III được tổ chức, hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH MTV, các công ty cổ phần, liên doanh, công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh:
- Trồng cây cao su
- Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh
- Trồng rừng và chăm sóc rừng
- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: kinh doanh sản phẩm công nghiệp cao su, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp cao su, vật tư nông nghiệp
- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại. Chi tiết: cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo và kinh doanh các sản phẩm cơ khí và thiết bị công nghiệp khác (không đúc, sắt thép và chế tạo sản phẩm cơ khí và thiết bị công nghiệp)
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tín dụng
- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải xe buýt)
- Vận tải hành khách đường thủy nội địa
- Sản xuất khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: sản xuất vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp (không sản xuất tại trụ sở). Công nghiệp sản xuất
- Khai tác, xử lý và cung cấp nước.
- Thoát nước và xử lý nước thải
- ...